KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI TẠI NHÀ

Dưa lưới là loại trái cây có giá trị cao và nhiều chất bổ dưỡng mà người Nhật xem Dưa lưới là quốc quả vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe,

Trang trại Nông Phát có kinh nghiệm trồng Dưa lưới từ những Hạt giống Dưa lưới được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản và xuất khẩu sang Nhật với số lượng ngày càng tăng cao. Xin chia sẻ chi tiết cách trồng dưa lưới đúng kỹ thuật và cho năng suất cao nhé!

                           

Dưa lưới nhãn hiệu www.atoata.com của Nông Phát Farm xuất khẩu

  1. Chọn hạt giống dưa lưới

Chọn hạt giống của những Công ty cung cấp giống uy tín: Nông Phát, AtoAta…Hạt giống Dưa lưới khi gieo nảy mầm trên 85% là đạt tiêu chuẩn.

                                 

Các loại Hạt giống Dưa lưới nhập khẩu từ Nhật Bản

  1. Địa điểm và vị trí trồng

Dưa lưới rất cần ánh sáng để phát triển nên bạn nên trồng cây ở những vị trí có nhiều ánh sáng và thông thoáng. Có thể tận dụng khoảng sân trước nhà, trên sân thượng hoặc ban công đều được.

Khi thiết lập Trang trại trồng Dưa lưới, nên chọn những vùng trồng có nhiều nắng để Dưa lưới khi thu hoạch cho chất lượng và năng suất cao.

  1. Đất trồng

Để dưa lưới có điều kiện phát triển tốt, cần chọn đất trồng dưa phải giàu dinh dưỡng, tơi xốp, dễ thoát nước.

Đối với vườn Rau gia đình, bạn có thể mua loại đất trồng dưa ở các cửa hàng bán cây cảnh.

Ngoài ra bạn có thể tự trộn đất trồng dưa lưới bằng cách: trộn xơ dừa và phân hữu cơ vi sinh với tỷ lệ 80/20.

Bạn có thể chọn bao giá thể, thùng xốp, hoặc thùng nhựa để trồng dưa lưới, tuy nhiên cần lưu ý phải đục lỗ ở dưới đáy để tăng khả năng thoát nước, tạo sự thông thoáng trao đổi oxy vào trong đất trồng.

  1. Trồng dưa lưới tại nhà

Ươm hạt

Sau khi đã mua được Hạt giống Dưa lưới chất lượng, chậu, đất trồng dưa lưới, thì khâu đầu tiên bạn cần tiến hành khi trồng dưa lưới trên sân thượng đó là ươm hạt.

Trước tiên bạn ngâm hạt với nước ấm (tỉ lệ: 2 sôi + 3 lạnh) khoảng 4-5 tiếng, rồi đem hạt ủ trong vải ẩm đến khi hạt có hiện tượng tách nhẹ thì bạn đem hạt ra ươm.

Tiếp theo bạn mang hạt bỏ vào Khay ươm đã chuẩn bị sẵn, lấp 1 lớp đất mỏng lên trên, tưới nước để giữ ẩm cho hạt. Để bầu ươm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Chỉ khoảng 2-3 ngày sau đó bạn sẽ thấy hạt nảy mầm, lúc này đừng quên tưới nước đủ để cây phát triển, chỉ khoảng 7-10 ngày là cây ra hai lá thật.

                          

                           Hạt sau khi nảy mầm                                                                                          Cây con ra lá thật

Trồng cây dưa lưới con

Sau khoảng 10 -12 ngày cây đã cho ra 2 lá chính. Lúc này bạn sẽ đưa cây con sang chậu trồng. Bạn đào 1 lỗ nhỏ giữa chậu, nhẹ nhàng tháo bầu ươm và đặt cây con và chậu, lấp đất lại nén đất xung quanh gốc và tưới đẫm nước cho cây và đặt cây ở chỗ râm mát, ngày tưới nước 2 lần để đảm bảo độ ẩm cho cây.

Tưới nước

Vào thời kỳ cây con thì bạn không cần tưới quá nhiều nước, đến khi cây ra được 3-4 lá, thì bạn cần tưới khoảng 0.5 lít – 0.7 lít nước mỗi cây/ngày tùy theo điều kiện thời tiết, nếu nắng nóng thì bạn có thể tưới nhiều hơn 1 chút nhưng nếu trời mưa thì có thể tưới ít hơn.

Bón phân cho dưa lưới

Muốn cây phát triển và cho ra nhiều quả thì chắc chắn bạn phải bón phân để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Tùy từng giai đoạn khác nhau mà lượng phân bón cũng khác nhau.

Khi cây được 3-4 lá thì bạn tưới đạm cho cây để giúp cây phát triển nhanh và thân vươn dài. Cứ 1/2 chén Đạm (bằng chén uống nước trà) bạn đem hòa cùng 7-8 lít nước rồi tưới cho cây.

Khi cây đã ra được nhiều lá và xuất hiện nhiều nụ non thì bạn pha theo tỷ lệ 3 Đạm : 1 Lân : 2 Kali cùng 7 – 8 lít nước, tưới cách ngày cho cây để cây đủ chất dinh dưỡng phát triển.

Khi quả non bắt đầu nhú, thì bạn pha tăng Lân lên khoảng ⅔ chén để quả ra nhiều và nhanh lớn.

Làm giàn

Khi bạn thấy cây có 5-6 lá thì bạn tiến hành làm giàn cho cây leo. Trường hợp bạn trồng gần hàng rào ban công thì có thể tận dụng hàng rào để dây leo, còn nếu không có hàng rào thì bạn có thể dùng cọc tre, thanh gỗ để làm giàn cho dưa lưới.

Thụ phấn

Trường hợp nếu khu vực bạn trồng dưa lưới ít ong bướm thì ở giai đoạn cây ra hoa bạn nên giúp cây thụ phấn nhân tạo để tỉ lệ đậu quả được cao hơn.

Thụ phấn nhân tạo bằng cách lấy nhụy hoa đực quét vào nhụy hoa cái (hoa cái là hoa có bầu phình to ở gần cuống).

Nên thụ phấn nhiều trái ở nhiều vị trí khác nhau để dễ chọn trái.

Chọn trái

Sau vài ngày trái to, chọn trái đẹp nhất để lại, các trái khác nên ngắt bỏ, thường chỉ để lại 1 hoặc 2 trái để nuôi. Ở Nhật người ta chỉ để lại 1 trái để cho trái to và ngọt hơn là để 2 trái (sẽ nhỏ và ít ngọt hơn).

         Chọn trái dưa lưới non đẹp tròn đều

Thu hoạch

Sau khoảng 58-65 ngày tùy loại giống, bạn đã có dưa lưới để thu hoạch rồi. Trước khi thu hoạch, bạn nên ngưng tưới nước 5-7 ngày để dưa có thể giòn và ngọt hơn. Sau khi hái về bạn để 2-3 ngày thì hãy bổ ăn để dưa được ngọt, ngon và thơm hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.